Chữa bệnh phong thấp bằng các bài thuốc đắp dân gian dễ làm ngay tại nhà
Bệnh phong thấp hay thấp khớp rất phổ biến ở người Việt. Sự đau đớn và hạn chế trong lao động, sinh hoạt thường ngày là điều mà các bệnh nhân phải gánh chịu. Tình trạng bệnh có xu hướng tăng nặng khi thời tiết chuyển biến xấu, vận động sai tư thế, công việc ngồi nhiều, hoặc lao động mang vác nặng trong thời gian dài. Trong bài viết này Bác Sĩ Trần Trung sẽ chia sẻ về các bài thuốc đắp dân gian chữa bệnh phong thấp dễ làm ngay tại nhà.
Đầu tiên chúc ta cần phân biệt bệnh phong thấp thành 2 nhóm,
– Phong Hàn Thấp: hay gặp ở người lớn tuổi hoặc trung tuổi, triệu chứng đau mỏi kéo dài, mạn tính, đau tăng khi trở lạnh, ngồi lâu, tê bì
– Phong Nhiệt Thấp: thường gặp do chấn thương, sang chấn, do Gout, đặc trưng là tình trạng các khớp sưng tấy, nóng và đỏ
điều này rất quan trọng vì pháp điều trị 2 nhóm là khác nhau hoàn toàn
1. Phong Hàn Thấp
Ngải cứu: có tính cay ấm giúp thăng khí, khu phong trừ hàn hóa thấp, giải tỏa tắc nghẽn ở kinh mạch. Do vậy người bị phong thấp dùng ngải cứu để đắp lên vùng khớp bị bệnh sẽ cho hiệu quả giảm sưng đau, vận động trơn tru hơn. Cách làm là lấy lá ngải cứu tươi hoặc khô đem sao nóng rồi bọc vải đắp lên chỗ khớp sưng đau. Mỗi ngày đều thực hiện sẽ nhanh chóng cho thấy hiệu quả.
Lá ngải cứu chữa bệnh phong thấp
Lá xương xông: ngoài sử dụng làm thức ăn còn là cây thuốc dân gian gần gũi, dễ kiếm ngoài chợ. Lá xương sông có vị cay tính bình giúp tăng cường chính khí, khu trừ phong thấp hiệu quả. Và khả năng tiêu trừ ứ trệ khí huyết giúp kinh mạch khai thông. Do vậy dùng lá xương sông đắp lên chỗ sưng đau của khớp xương sẽ cải thiện được tình trạng bệnh thấp khớp. Cách dùng là lấy lá xương sông giã nát đem đắp trực tiếp lên vùng khớp bị bệnh mỗi ngày một lần.
Đinh lăng: là loại cây quen thuộc trong đời sống người Việt. Ngoài sử dụng phổ biến trong ẩm thực còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh trong đó có phong thấp hay thấp khớp. Bởi tính, vị cay nóng của đinh lăng có tác dụng khu trừ phong, hàn, thấp hiệu quả. Khí huyết được tăng cường lưu thông làm tiêu bớt ứ trệ ở khớp. Do vậy khớp xương của người bệnh sẽ giảm bớt sưng đau, căng cứng khó vận động. Dùng lá đinh lăng giã nát trộn với muối đắp trực tiếp lên vùng khớp sưng đau hay vắt lấy nước cốt hòa với rượu xoa bóp cũng rất tốt.
Lá đinh năng có công dụng trừ phong thấp rất tốt
Gừng: vừa là loại gia vị phổ biến trong căn bếp mọi người vừa có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Trong đó gừng được giã nát đắp trực tiếp vùng khớp bị sưng đau sẽ giúp giảm đi các triệu chứng này. Đó là do gừng có tính cay nóng, tăng cường chính khí, đẩy lùi ngoại tà khỏi khớp xương. Nhờ vậy giảm bớt được ứ trệ khí huyết làm kinh mạch được khai thông. Và người bệnh cải thiện được tình trạng sưng mọng, đau nhức, khó vận động của khớp xương. Cách dùng là lấy gừng tươi giã nát đắp trực tiếp lên da hay vắt lấy nước cốt hòa cùng rượu trắng là thuốc xoa bóp đều rất tốt.
2. Phong Nhiệt Thấp
Lá Láng: Theo Đông y, cây lá náng hoa trắng vị cay, tính mát, có tác dụng thông huyết tán ứ, giảm sưng đau xương khớp, ổ khớp, bong gân. Trong dân gian thường dùng cây lá náng hoa trắng để chữa bong gân, trật khớp do va chạm mạnh, máu tụ, sưng đau gây cảm giác ê buốt bằng cách đắp là thuốc ngoài da. Cách dùng đơn giản nhất và phổ biến là lấy lá cây náng hơ nóng đắp và bóp vào chỗ bong gân, sai khớp, hoặc xoa bóp khi bị tê thấp, nhức mỏi…